Độ "điên không giống ai" của những thần đồng Toán học thế giới
Trước khi được cả thế giới công nhận tài năng, các nhà toán học này đều gặp những trở ngại trong cuộc sống. Người thì bị mù, người thì bị cho là "điên", lập dị...
Toán học là một bộ môn khoa học tư duy trừu tượng cao, thể hiện vẻ đẹp của trí tuệ con người và được ví là ngôn ngữ của vũ trụ. Do đó các nhà Toán học cũng là những người có trí tuệ siêu phàm.
1. Sự vĩ đại của thiên tài Euler dù bị mù
Ông được xem là thần đồng toán học từ thuở nhỏ. Ông làm giáo sư toán học tại Sankt-Peterburg, sau đó tại Berlin, rồi trở lại Sankt-Peterburg.
Ông là nhà toán học viết nhiều nhất: Tất cả các tài liệu ông viết chứa đầy 75 tập. Ông là nhà toán học quan trọng nhất trong thế kỷ 18 và đã suy ra nhiều kết quả cho môn vi tích phân mới được thành lập.
Khả năng phi phàm dù bị mất đi đôi mắt
Do làm việc quá sức, ông bị mất đi thị giác một mắt rồi sau đó mất hoàn toàn. Cũng như Bethoven, ông phải vật lộn với nó để tiếp tục sáng tạo.
Ông bị mù hoàn toàn trong 17 năm cuối cuộc đời, nhưng khoảng thời gian đó là lúc ông cho ra hơn nửa số bài ông viết. Ông vẫn viết được vì ông có trí nhớ siêu thường và có thể dùng óc để tính toán được.
Có chuyện kể rằng có khi ông và người phụ tá của ông tính kết quả của một dãy số với 17 con số và nhận biết được là đáp số của ông và của người phụ tá khác nhau trong con số thứ 50. Khi họ tính lại thì thấy rằng ông đã tính đúng!
Người ta ước tính rằng, phải làm việc 8 giờ một ngày trong suốt 50 năm để có thể ghi chép bằng tay tất cả những công trình của ông.
Phải đợi đến năm 1910, mới có một bộ sưu tập, tụ hợp tất cả các công trình này một cách đầy đủ, và nó được chứa trong 70 tập sách.
2. Tesla và khả năng toán học siêu phàm
Mặc dù thành công trong lĩnh vực Vật Lý với những phát minh ngoài sức tưởng tượng của người khác, Tesla cũng là một thiên tài Toán Học bẩm sinh.
Nikola Tesla sinh năm 1856 trong một ngôi làng của Croatia. Mẹ ông là Đuka Tesla, một phụ nữ tài năng, bà tạo ra những công cụ thủ công, thiết bị cơ khí.
Nikola tin rằng trí nhớ siêu phàm (eidetic memory) và khả năng sáng tạo vô tận của ông được thừa hưởng từ mẹ.
Năm 1870, Tesla chuyển tới Karlovac để nhập học ở Higher Real Gymnasium. Tai đây ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Martin Sekulić - một giáo viên dạy toán.
Tesla có thể tính được tích phân trong đầu, điều làm cho giáo viên của ông không tin và nghĩ rằng Tesla đã gian lận. Ông tốt nghiệp vào năm 1873 (sớm hơn một năm của cấp học).
Năm 1875, Tesla nhập học Đại học Bách Khoa của Áo, tại thành phố Graz. Trong năm đầu, ông không hề bỏ một buổi giảng nào, đạt được thứ hạng cao nhất. Vượt qua 9 bài kiểm tra (gần gấp đôi so với thông thường).
Trong lá thư ca ngợi của hiệu trưởng tới cha ông, trong đó ghi rằng: "Con trai ông là một ngôi sao hạng nhất". Tesla làm việc từ 3 giờ sáng cho đến 11 giờ tối, không có ngày nghỉ lễ, hay chủ nhật, kể cả trường hợp đặc biệt.
Sau cái chết của cha ông năm 1879. Tesla tìm được một đống là thư được gửi bởi những giáo sư cho cha ông cảnh báo rằng nếu Nikola không rời khỏi trường, ông ấy có thể chết bởi làm việc quá sức.
Nikola Tesla là một nhà khoa học bị đánh giá là khá “điên” đối với nhiều người. Ông mắc một hội chứng đó là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD.
Có những tin đồn rằng Tesla đã từng làm việc suốt 84 giờ không ngủ. Và những giấc ngủ của ông cũng luôn chập chờn, đứt quãng. Thậm chí còn có một số người cho rằng ông nảy sinh ra phát minh trong giấc ngủ của mình
3. John Nash- Vẻ đẹp của trí tuệ
Nếu đã từng xem bộ phim tiểu sử Một tâm hồn đẹp (A Beautiful Mind) bạn sẽ bị ấn tượng bởi khả năng Toán học kỳ diệu mà John Nash có được như một món quà của Thượng đế. Hình minh họa
John Forbes Nash ( 1928 – 2015) là một nhà toán học người Mỹ với chuyên ngành lý thuyết trò chơi và hình học vi phân.
Các học thuyết của ông được sử dụng trong kinh tế, điện toán, trí tuệ nhân tạo, sinh học tiến hóa, kế toán và chính trị. Năm 1994, ông nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế cùng với hai nhà lý thuyết trò chơi khác, Reinhard Selten và John Harsanyi.
Từ bé Nash đã tỏ ra lập dị khác người, tính tình hướng nội, không ham chơi đùa mà chỉ thích đọc sách. Ở trường tiểu học, cậu bị thầy giáo chê là đầu óc "có vấn đề" vì hay dùng những cách kỳ quặc để giải các bài toán.
Lên trung học, biểu hiện đó càng khiến mọi người ngạc nhiên: Có lần khi giải bài tập toán, thầy giáo viết đầy bảng, thế mà Nash chỉ dùng vài thao tác đơn giản là tìm ra lời giải.
Thấy con có năng khiếu toán, cha mẹ cho Nash học chương trình toán cao cấp ngay khi cậu còn đang ở trung học.
Nhờ học giỏi, Nash nhận được học bổng của Học viện Công nghệ Carnegie (nay là trường đại học Carnegie Mellon University).
Năm đầu tiên Nash học ngành hóa, năm sau chuyển sang học toán. Một lần anh đến gặp thầy hướng dẫn khoa học là giáo sư R.J. Duffin, trình bày một phát hiện toán học mới của mình.
Ông thầy vô cùng ngạc nhiên khi thấy cậu học trò trẻ này đã tự chứng minh được Định lý điểm bất động Brouwer (Brouwer Fixpoint Theorem) mà cậu chưa biết rằng trước đây đã có nhà toán học làm được điều đó.
Trong tiểu thuyết, Sylvia Nasar dẫn lời một đồng nghiệp của Nash: "Tất cả các nhà toán học đều đồng thời sống trong hai thế giới khác hẳn nhau.
Một thế giới thanh cao thuần khiết kiểu triết gia Plato và một thế giới với cuộc đời hiện thực ngắn ngủi, hỗn độn, đòi hỏi phải luôn luôn thích ứng mọi biến đổi".
Riêng Nash thì ông còn sống 30 năm trong một thế giới đặc biệt nữa, đó là thế giới hoang tưởng của người điên dại.
4. Carl Friedrich Gauss- Hoàng tử toán học
Carl Friedrich Gauss (1777 – 1855) là một nhà toán học và nhà khoa học người Đức tài năng, người đã có nhiều đóng góp lớn cho các lĩnh vực khoa học, như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân, khoa trắc địa, từ học, thiên văn học và quang học.
Được mệnh danh là "hoàng tử của các nhà toán học", với ảnh hưởng sâu sắc cho sự phát triển của toán học và khoa học.
Gauss được xếp ngang hàng cùng Leonhard Euler, Isaac Newton và Archimedes như là những nhà toán học vĩ đại nhất của lịch sử.
Từ lúc nhỏ tuổi, Gauss đã thể hiện mình là một thần đồng, để lại nhiều giai thoại, trong đó có nhắc đến những phát kiến đột phá về toán học ngay ở tuổi thiếu niên.
Ông đã hoàn thành quyển Disquisitiones Arithmeticae, vào năm 24 tuổi. Công trình này đã tổng kết lý thuyết số và hình thành lĩnh vực nghiên cứu này như một ngành toán học mà ta thấy ngày nay.
Theo giai thoại kể lại, tài năng bẩm sinh của Gauss được phát hiện khi ông mới lên ba, qua việc ông sửa lại lỗi của cha trong tính toán tài chính.
Một câu chuyện khác kể rằng khi ông học tiểu học, thầy giáo yêu cầu học sinh tính cộng các số nguyên từ 1 đến 100. Gauss đã trả lời đúng chỉ trong vài giây bằng một cách giải nhanh và độc đáo.
Năm 1796, Gauss đã có đột phá toán học đầu tiên khi ông chứng minh rằng mọi đa giác đều với số cạnh bằng số nguyên tố Fermat.
(Và, do đó, mọi đa giác đều với số cạnh bằng tích của các số nguyên tố Fermat khác nhau và lũy thừa của 2) đều có thể dựng được bằng compa và thước kẻ.
Đây là một khám phá quan trọng trong ngành dựng hình, một bài toán đã làm đau đầu nhiều nhà toán học từ thời Hy Lạp cổ đại.
Năm 23 tuổi sau ba tháng làm việc miệt mài, ông đã tiên đoán vị trí của hành tinh Ceres và tính toán này đã được kiểm chứng lại cho thấy sai số nhỏ hơn... nửa độ.
Các công trình của ông đã trở thành công cụ tính toán quan trọng cho thiên văn học thời này
5. Pontryagin- Nghị lực phi thường
Lev Semenovich Pontryagin (1908-1988) là một nhà toán học Nga. Ông sinh ra tại Moskva và bị mất thị lực trong một vụ nổ bếp dầu lúc ống 14 tuổi.
Bên cạnh khả năng thiên phú và niềm đam mê Toán học, các nhà Toán học cũng là những người có nghị lực phi thường giúp họ hoạt động trong lĩnh vực khó khăn này.
Mặc dù bị mù ông vẫn có khả năng trở thành nhà toán học nhờ vào sự giúp đỡ của mẹ mình. Ông nghiên cứu chủ yếu trong một số lĩnh vực toán học, bao gồm các phần hình học của hình học tôpô.
Trong hồi ký của mình đã viết, ngay ngày đầu đến trường sau khi xuất viện, những giờ học toán trước tai nạn hoàn toàn bình thường đã trở nên rất khó hiểu.
Nhưng cuối cùng Pontryagin vẫn yêu và gắn cả cuộc đời với toán nhờ sự hỗ trợ hết mình của mẹ.
Mẹ đọc to cho con trai nghe những cuốn sách và tài liệu toán học cho dù bà không có trình độ về lĩnh vực này. Với những ký hiệu xa lạ trong các công thức không biết, mẹ diễn đạt bằng hình ảnh.
Câu chuyện này không chỉ là bài học về ý chí và nghị lực phi thường nó còn là một câu chuyện về tình yêu vô bờ bến mà người mẹ dành cho con trai dù người mẹ đó phải kiên trì và không có chút hiểu biết nào về nó.
Dù phải vật lộn để có thể học Toán, những gì ông để lại vô cùng quan trọng và có ý nghĩa với nền Toán học như lý thuyết đối ngẫu về tính tương đồng.
Ông đặt nền móng cho lý thuyết trừu tượng của biến đổi Fourier, mà ngày nay được gọi là tính đối ngẫu Pontryagin. Trong lĩnh vực hình học tôpô ông đề xuất vấn đề cơ bản về lý thuyết đồng đều trong.
Điều này dẫn ông tới đề xuất trong những năm 1940 về lý thuyết các lớp đặc trưng, mà ngày nay được gọi là các lớp Pontryagin, được thiết kế để triệt tiêu đa tạp là biên.
Ngoài ra, trong lý thuyết toán tử cũng có những trường hợp đặc biệt của không gian Krein được gọi là không gian Pontryagin.
Những nghiên cứu sau này của ông tập trung vào lý thuyết điều khiển tối ưu. Nguyên lý cực đại của ông là cơ sở cho lý thuyết tối ưu hiện đại.
Ông cũng đề xuất ý tưởng về nguyên lý bang-bang, để miêu tả các tình huống hoặc là nên dùng 'điều khiển' cực đại trong một hệ thống hoặc là không.
Độ "điên không giống ai" của những thần đồng Toán học thế giới
Reviewed by Unknown
on
1:03:00 PM
Rating:
No comments: